Dự kiến thị trường sơn toàn cầu sẽ đạt 107 tỷ và năm 2017
Trong thời gian này, ngành sản xuất sơn và các chất bọc phủ trên toàn cầu đang chứng kiến xu hướng dịch chuyển quan trọng từ các khu vực phát triển như châu Âu và Mỹ sang các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc.
Nhu cầu ổn định từ các nước phát triển, cộng với nhu cầu mới trỗi dậy từ các nước đang phát triển đang góp phần vào sự phát triển chung của thị trường sơn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự tăng trưởng tại các nước đang phát triển là đông lực chính thúc đẩy ngành sản xuất sơn phát triển ở phần lớn các khu vực trên thế giới, ngành sản xuất sơn có thể được coi như một ngành phát triến chín muồi, xu hướng phát triển tiếp theo của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hoạt động của nền kinh tế, tình trạng của ngành xây dựng – hộ tiêu thụ chính đối với các sản phẩm sơn và chất phủ.
Tình trạng suy thoái mới đây của các thị trường trên toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường sơn, tương tự như ở một số ngành khác. Toàn bộ th trường sơn toàn cầu cũng như các phân khúc chính của thị trường đều chứng kiến sự suy giảm mạnh cả về doanh số và doanh thu. Tuy nhiên, suy thoái có những tác động khác nhau đối với các phân khúc khác nhau của thị trường Sơn kiến trúc (sơn trang trí ) đã nổi lên như lĩnh vực bi ảnh hưởng nhẹ nhất trong số 3 1ĩnh vực chính của ngành sản xuất sơn, trong khi đó các sản phẩm sơn OEM và sơn chuyên dụng đã phải chịu mức suy giảm lớn hơn. Do đó, thị phần của các sản phẩm sơn kiến trúc trên toàn bộ thị trường sơn đã tăng đáng kể, trong khi thị phần của hai lĩnh vực còn lại đều suy giảm.
Các thị trường sơn khác nhau tại các khu vực trên thế giới cũng chứng kiến những mức suy giảm khác nhau, trong đó thị trường các nước phương Tây chịu sự suy giảm mạnh nhất. Sự suy giảm của thị trường sơn tại các nơi khác trên thế giới đã thấp hơn đáng kể so với ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Trong những năm gần đây, giá nguyên liệu sử dụng để sản xuất sơn và các chất bọc phủ đã tăng. Trong khi giá các nguyên liệu như axit acrylic và các loại nhựa đã dao động cùng với giá dầu thô, giá TiO2 đã tăng khoảng 5%. Ngoài ra, giá các nguyên liệu khác đang trong tình trạng thiếu nguồn cung cũng tăng trong mối liên quan với nhu cầu về các nguyên liệu đó. Để đáp ứng mức tăng mạnh của nhu cầu đối với các sản phẩm sơn và chất bọc phủ thân môi trường, các nhà sản xuất đã tăng cường đầu tư vào các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực các nguyên liệu hóa chất ít nguy hiểm hơn đối với môi trường. Xu hướng này đã dẫn đến sự tăng mạnh của giá một số nguyên liệu như nhựa, phụ gia, bột màu.
Các tập đoàn sản xuất sơn hàng đầu thế giới như BASF và DuPont đã bắt đầu thực hiện cách tiếp cận tích hợp theo chiều dọc để giảm bớt áp lực đối với biên lợi nhuận khi giá nguyên liệu tăng. Công nghệ đóng rắn sơn bằng tia cực tím đang ngày càng được xem như công nghệ của tương lai trong lĩnh vực sơn công nghiệp. Công nghệ này đại diện cho một trong những phân khúc thị trường phát triển nhanh của ngành sản xuất sơn và nó đang nổi lên như câu trả lời cho những lo ngại ngày càng tăng về ô nhiễm môi trường và những quy định ngày càng chặt chẽ để bảo vệ môi trường. Những ưu điểm về mặt ứng dụng của công nghệ này gồm có tăng tuổi thọ bảo quản sơn, giảm chi phí năng lượng tăng tốc độ đóng rắn, giảm tốc đông đối với môi trường.
Hiện nay, sơn một thành phần và đóng rắn bằng tia cực tím đang nằm trong số những phân khúc phát triển nhanh nhất của thị trường. Cả hai loại sơn đóng rắn bằng tia cực tím – sơn nước và sơn bột – đều có chung đặc điểm là hàm lượng các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) ở mức cực thấp. Châu á – Thái Bình Dương hiện là thi trường khu vực lớn nhất toàn thế giới đối với các sản phẩm sơn.
Những thị trường quốc gia đang tạo động lực mạnh nhất cho sự phát triển của thị trường sơn tại Châu  – Thái Bình Dương là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và lndonesia. Châu Âu là thị trường khu vực lớn thứ hai trên thế giới đối với các sản phẩm sơn, tiếp theo là Mỹ ở vị trí thứ 3. Thị trường Châu Á Thái Bình Dương cũng là thị trường khu vực phát triển nhanh nhất, đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% năm trong thời gian qua. Theo dự báo mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Global lndustry Analyst, thị trường sơn và các chất bọc phủ toàn cầu sẽ đạt khối lượng 8,7 tỷ galông và giá trị 107 tỷ USD vào năm 2017.
Những yểu tố chính thức đẩy sự tăng trưởng của thị trường này gồm có sự phục hồi của các nền kinh tế toàn cầu sau tình trạng suy thoái và bất ổn hiện nay, quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng tại các nước đang phát triển, nhu cầu ngày càng tăng của các lĩnh vực tiêu thụ sơn như xe tô và xây dựng.
Ngoài ra sư tăng trưởng của thị trường sơn còn được hỗ trợ bởi những yếu tố như sự chặt chẽ của các quy định cạnh tranh ngày càng tăng, các tiến bộ về công nghệ và sản phẩm, sư phát triển của các công thức sơn độc đáo. Về mặt cơ cấu sản phẩm các sản phẩm sơn kiến trúc đang giữ vai trò chi phối trên thị trường sơn toàn cầu, chiếm thị phần lớn nhất tính theo giá trị. Tuy nhiên, lĩnh vực sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất lại là sơn chuyên dụng, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 5,3%. Những hoat động mua bán sát nhập được thực hiện trong thập niên qua trong ngành sản xuất sơn toàn cầu đã khiến cho các công ty lớn trở nên ngày càng lớn hơn, trong khi đó các công ty nhỏ phải vật lộn đặc biệt vất vả để tồn tại. Những thị trường chín muồi có xu hướng tạo thành môi trường chống lạm phát và buộc các công ty phải giảm giá thành, đồng thời tăng hiệu quả của sản xuất.
Do đó, các công ty lớn không còn cách nào khác ngoài việc tích hợp các hoạt động của mình trong những bộ phận lớn nhằm mục đích duy trì khả năng hiệp trợ, cắt giảm chi phí, liên kết thực hiện các hoat động nghiên cứu triển khai cũng như các nỗ lực tiếp thị nhằm tăng doanh thu. Những công ty đóng vai trò chính trên thị trường sơn và các chất bọc phủ hiện nay gồm có Akzo Nobel, BASF SE, CFC, PPG lndustries, Dupont Coatings and Color Technologies, Sherwin-Williams, Valspar,mNippon Paint, Eastman Chemical, Hempel A/S.