Sơn epoxy – sự lựa chọn tối ưu cho công trình của bạn
+ Phần B – là phần đóng rắn (Hardener)
Đặc điểm:
Khác với sơn nước hay sơn dầu, bề mặt sơn epoxy có khả năng chịu lực, chịu va đạp cao vì có thành phần đóng rắn Hardener, mức độ liên kết của màng sơn rất tốt nên thường được sử dụng cho sàn bê tông hoặc kết cấu sắt thép…
Phân loại sơn theo chức năng:
Theo cách phân loại thì epoxy được sử dụng nhiều cho những bề mặt cần có khả năng chịu tải trọng, chịu va đạp hay mài mòn, dưới đây là một số lĩnh vực sử dụng sơn epoxy nhiều nhất
Sơn epoxy cho sàn bê tông( sơn nền nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm…) : Sau khi người ta đổ bê tông xong, đợi 28 ngày bê tông khô hẳn(bê tông đạt cường độ và hơi nước trong bê tông bay hết) thì người ta tiến hành sơn phủ epoxy, nếu sàn bê tông bị hơi ẩm(≥5%) từ dưới lên thì bắt buộc phải chống ẩm trước rồi mới sơn sàn epoxy lên, nhược điểm duy nhất màsơn nền epoxy mắc phải là bị bung sơn nếu gặp hơi ẩm từ trong ra hoặc từ dưới lên( kể cả hệ gốc nước và gốc dung môi). Trên thị trường hiện nay có 2 loại chống ẩm hiệu quả nhất và được nhà thầu ưa chuộng đó là Epocem 75(Sika), Chống thấm CT11A(Kova), 2 lớp này vừa có chức năng chống thẩm thấu ngược và thay thế lớp sơn lót epoxy luôn, chỉ cầnsơn epoxy hoàn thiện trên bề mặt đã chống ẩm
Sơn epoxy cho kết cấu sắt thép(sàn thép, khung kèo thép, tàu biển, máy móc): Những công trình đòi hỏi độ bề cao, khả năng chịu thời tiết, chịu nước mặn, chịu va đạp thì phải sử dụng epoxy 2 thành phần chứ không thể sử dụng sơn dầu Alkyd được, trước khi phủ lớp sơn hoàn thiện epoxy này lên thì phải sơn lót epoxy chống rỉ 2 thành phần trước, sau đó mới phủ hoàn thiện, đối với những bề mặt ngoài trời thì dùng sơn gốc urethane ( sơn polyurethane)
Sơn epoxy chống thấm: Dùng chống thẩm bể nước sạch, bể nước thải bằng bê tông hoặc bằng kim loại, bể chứa hóa chất…Ngoài ra sơn epoxy chống thấm còn dùng chống thấm cho sàn mái lộ thiên và không lộ thiên